Không phải ngẫu nhiên mà các chung cư cao cấp trước đây luôn lắp đặt cửa sắt bên ngoài lớp cửa gỗ cho các căn hộ. Dù mất thêm chi phí, các nhà đầu tư hiểu rằng: nó cần thiết cho khách hàng.
Thời gian đầu, nhiều hộ chưng cư cho rằng việc lắp đặt cửa sắt là không cần thiết, bởi mỗi tòa nhà đều có lực lượng bảo vệ ở tầng trệt. Song nhiều vụ mất cắp tại chung cư đã xảy ra.
Nguyên nhân chủ yếu là lực lượng bảo vệ mỏng, không được đào tạo chuyên nghiệp, không có thiết bị camera theo dõi an ninh, nên khó đảm bảo an toàn cho các hộ dân, đặc biệt là tại các khu chung cư cho người thu thập trung bình, người thu nhập nhấp hay nhà ở xã hội.
Cuộc khảo sát do chúng tôi thực hiện trên 500 mẫu phiếu ý kiến tại 10 khu chung cư đã trang bị cửa sắt cho kết quả: 93,4% (tương đương 467 phiếu) cho biết không thể thiếu cửa sắt cho căn hộ chung cư của họ; chỉ có 16,6% (tương đương 33 phiếu) cho biết không quan tâm.
Thông thường, khi chỉ có một lớp cửa kín, nếu gia đình muốn mở cửa thì đồng nghĩa với việc mọi sinh hoạt trong nhà sẽ được nhìn thấy rõ từ phía ngoài, ảnh hưởng đến sự riêng tư, đồng thời không đảm bảo an toàn khi người trong nhà thiếu chú ý. Trong trường hợp có thêm lớp cửa sắt, người trong nhà có thể giao tiếp với bên ngoài mà vẫn giữ được sự kín đáo vừa đủ, thoải mái sinh hoạt, và không phải lo cảnh giác, trông coi.
Với căn hộ có trẻ nhỏ, việc mở cửa thường xuyên là nhu cầu thiết yếu để đảm bảo sự thông thoáng không khí liên quan đến sức đề kháng non yếu của trẻ cùng sở thích giao tiếp vui chơi của trẻ. Do đó, lớp cửa sắt với tính thuận tiện và an toàn cao là không thể thiếu.
Lợi ích cao nhưng chi phí lắp đặt cửa sắt lại không nhiều. Thông thường, một bộ cửa sắt hai cánh có diện tích 2,2×1,3m có giá từ 2-3 triệu đồng, tùy theo chất lượng sắt, chất lượng sơn phủ (sơn thường hay sơn tĩnh điện) và kiểu dáng. Kiểu dáng cửa sắt có những thêm những chi tiết trang trí cầu kỳ, lạ mắt hay đặc biệt sẽ có giá cao hơn do chi phí thiết kế và gia công sản xuất cao hơn bởi cần đầu tư thêm thời gian thi công.
Loại cửa thép mạ kẽm sơn tĩnh điện hiện được thị trường ưa chuộng hơn cả bởi giữ được độ bền đẹp lâu hơn sơn thường, tính chống gỉ cao. Lớp sơn tĩnh điện có độ ổn định trung bình 15 năm, không bị bong tróc, khó hoen gỉ, trừ khi có ngoại lực mạnh tác động. Trong khi đó, lớp sơn thường chỉ giữ được độ bền trong 2 năm đầu, sau đó sẽ dễ bị xuống cấp, phải khắc phục bằng việc tái phủ lớp sơn mới theo định kỳ.
Khi tìm đến các công ty có dịch vụ làm cửa sắt chung cư, Quý hàng cần chú ý các chi tiết kỹ thuật sau: Bề mặt của liên kết hàn, độ thẳng và khít của cửa (đảm bảo rằng không bị cong vênh), độ dài an toàn của goòng cửa, vị trí luồn tay đóng mở cửa phải thuận tiện, lớp sơn phủ mịn. Đặc biệt chú ý, với cửa sơn thường, tối kỵ dùng thép mạ kẽm cho lõi cửa mà phải dùng thép đen. Bởi thép mạ kẽm chống lại sự bám dính của sơn thường. Nếu phủ sơn thường lên thép mã kẽm, thì chỉ sau 3 tháng, lớp sơn sẽ bị tách dần khỏi bề mặt thép, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của sản phẩm.